Johkasou MBR

Johkasou MBR

 

      Quy trình MBR đã được nghiên cứu vào cuối những năm 1960, khi các màng lọc siêu lọc (UF) và màng vi lọc (MF) đang phát triển. Quy trình ban đầu được đưa ra bởi Dorr-Oliver Inc, khi đó MBR là sự kết hợp việc sử dụng bể xử lý sinh học bùn hoạt tính với một vòng lọc màng dạng lọc chéo. Chất liệu tạo ra màng là các chất polymer, kích thước lỗ màng đặc trưng từ 0,003 đến 0,01 μm. Mặc dù hiệu quả xử lý của màng được đánh giá rất cao, tuy nhiên, do chi phí sản xuất màng lớn, công nghệ chế tạo MBR còn đơn giản, màng hay bị tắc và cần thường xuyên làm sạch, do đó MBR chỉ được ứng dụng ít.

      Sự đột phá của MBR xuất hiện vào năm 1989, do Yamamoto cùng các đồng nghiệp nghiên cứu, bằng việc ngâm màng trong các bể xử lý sinh học. Khi đó, MBR được thiết kế với bơm hút màng được đặt bên ngoài bể xử lý và căn cứ vào áp suất lên màng để duy trì quá trình lọc màng. Đồng thời với việc cải tiến này, khí được cung cấp trực tiếp lên màng, tạo ra sự hòa trộn nồng độ bùn hoạt tính, và hạn chế tối đa lượng bùn dính bám trên màng. Những cải tiến này giúp cho khả năng phân hủy sinh học trong màng tốt hơn, màng ít bị tắc nghẽn, đồng thời cũng tăng tuổi thọ cho màng.    
 

      Johkasou MBR là một quy trình xử lý nước thải tiên tiến, áp dụng đối với những vị trí lắp đặt Johkasou đặc biệt. Johkasou MBR có những ưu điểm vượt trội như: Không gian lắp đặt nhỏ, chất lượng nước sau xử lý đảm bảo đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất của hầu hết các khu vực xả thải (Chất lượng nước sau xử lý thường cao hơn chuẩn A – QCVN 14:2008/ BTNMT). 


   Công nghệ MBR (Membrane bioreactor)”: Là thiết bị sinh học xử lý nước thải trong đó áp dụng kĩ thuật bùn hoạt tính AS (Activated Sludge) phân tán kết hợp với màng lọc với kích thước lỗ màng rất nhỏ 0,1 - 0,4µm, do vậy có thể giữ lại được hầu hết bùn, cặn lơ lửng hữu cơ, vô cơ và cả vi sinh vật gây bệnh. Nồng độ bùn hoạt tính  trong bể MBR rất cao có thể lên tới 15 g/l (trung bình duy trì ở mức 10 g/l).


    Công nghệ xử lý này đã được áp dụng rất phổ biến trên thế giới từ những năm 1990, và áp dụng ở Việt Nam khoảng 5 năm trở lại đây.


Johkasou MBR 


                                                        Johkasou MBR made in Fudeso

 

 Sơ đồ công nghệ xử lý màng Johkasou MBR so với công nghệ truyền thống:


Johkasou MBBR

   

Bản chất của công nghệ MBR là quá trình xử lý nước thải bằng hệ thống bể sinh học thể động với quy trình vận hành SBR sục khí gián đoạn và công nghệ dòng chảy gián đoạn, kết hợp với việc tách cặn sử dụng màng lọc Nano cao phân tử, kích thước lỗ màng rất nhỏ chỉ cho nước tinh khiết đi qua, bùn và các tạp chất khác bị giữ lại, nhờ đó hàm lượng bùn trong bể phản ứng rất lớn, có thể đạt trên 8000 - 15000 mg/l (đối với công trình bùn hoạt tính thông thường hàm lượng bùn chỉ đạt 2000 – 3000 mg/l).

 
Johkasou MBR

 

                                                    Modul màng lắp đặt hoàn thiện


- Vi sinh vật, chất lơ lửng, bùn hoàn toàn bị giữ lại tại bề mặt màng, phần nước trong được bơm hút ra ngoài, phần bùn nằm lại trong bể và định kỳ tháo về bể chứa bùn.


Johkasou MBBR

 

- Vì kích thước của lỗ màng MBR rất nhỏ nên bùn sinh học, vi sinh vật sẽ bị giữ lại trong bể phản ứng, do đó nồng độ vi sinh rất cao làm tăng hiệu suất xử lý. Nước sạch sẽ bơm hút sang bể chứa và xả thải ra môi trường mà không phải qua bể lắng, lọc và khử trùng.


Johkasou MBR

Tính ưu việt của công nghệ Johkasou MBR

- Chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn cao thường tốt hơn chất lượng loại A của QCVN 14:2008 / BTNMT. Nước sau xử lý có thể tái sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
- Tiết kiệm không gian xây dựng, lắp đặt nhất so với các công nghệ khác: Không cần sử dụng bể lắng thứ cấp, bể khử trùng ngoài ra thể tích bể chứa bùn, bể phản ứng nhỏ hơn so với các công nghệ xử lý bằng vi sinh khác.
- Tính tự động hóa cao.
- Thường được lắp đặt ở dạng hợp khối (Dạng thiết bị hay module) nên dễ dàng cho công tác xây lắp cũng như di dời.
- Trong điều kiện thay đổi đột ngột, hệ thống được điều chỉnh cho ổn định bằng kỹ thuật không sục khí – sục khí – không sục khí.

      Hiện nay, Fudeso là đơn vị phân phối màng MBR Toray của Nhật Bản. MBR Toray (Membray) có kích thước lỗ màng 0,08 micron, giúp loại bỏ các phân tử có kích thước trên 0,1 micron, cải thiện chất lượng nước sau xử lý. Membray còn có kích thước các lỗ đồng nhất, số lượng lớn các lỗ có kích thước nhỏ được phân bố đồng đều trên khắp bề mặt màng với đường kích phân bố hẹp. Cấu trúc này đảm bảo chất lượng nước sau xử lý cao hơn, tăng khả năng thẩm thấu cao, giảm thiểu sự tắc nghẽn. Membray dạng tấm, vật liệu bằng PVDF (Polyvinylidene fluoride) cho các lớp chức năng của màng và PET (Polyester) như lớp khung của màng, tạo cho màng một cấu trúc bền vững và ổn định. Đồng thời cấu trúc dạng tấm của Membray cho phép hiệu quả làm sạch màng cao, nhờ dòng nước đi lên dưới tác dụng của dòng khí cọ rửa khuếch tán bên dưới. Cơ chế này làm cho quá trình lọc màng ổn định và không cho phép bùn hoạt tính dính bám trên bề mặt màng. Kết hợp MBR với màng lọc RO có thể tái sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt, áp dụng trong những khu vực khan hiếm về nguồn nước sạch.
 
Hãy liên hệ với Fudeso chúng tôi!
Fudeso áp dụng khắt khe tiêu chuẩn  Johkasou từ Nhật Bản đã triển khai xử lý các dự án sử dụng hệ thống xử lý màng MBR (Chủ yếu dùng màng Toray) với các hình thức: Tư vấn thiết kế công nghệ và thiết kế chi tiết; Cung cấp, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải; Hướng dẫn vận hành và chuyển giao công nghệ. Đảm bảo chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải như cam kết.
Sau thời gian 1 năm bảo hành, công ty Fudeso cung cấp và ký kết tiếp hợp đồng gói dịch vụ bảo trì sản phẩm cho chủ đầu tư. Thời gian kí kết hợp đồng bảo trì là 1 năm. Xem thêm về dịch vụ bảo trì hệ thống xử lý nước thải của Fudeso tại đây.
Tài liệu xem thêm các dự án xử lý nước thải của Fudeso.
- Thiết kế thi công hệ thống xử lý nước thải nhà máy MUSASHI.
Thiết kế thi công hệ thống xử lý nước thải Toyota Boshoku.
- Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa Tân Lạc.
- Hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH YAMATO.

 

Sản phẩm cùng loại